Bệnh tiểu đường

Mức đường huyết của bạn có đang tăng quá cao?

Mức đường huyết của bạn có đang tăng quá cao?

Đường mang lại năng lượng để chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng mức đường huyết tăng quá cao thì thực sự nguy hiểm.

Đường mang lại năng lượng để chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng mức đường huyết tăng quá cao thì thực sự nguy hiểm.

Chúng ta có xu hướng lờ đi những triệu chứng khó chịu, cho rằng đó chỉ là vài triệu chứng vặt vãnh. Những cơn đau nhức, suy cho cùng cũng chỉ là một phần cuộc sống.

Thế nhưng, khi các triệu chứng tưởng chừng nhỏ nhặt chất chồng từ ngày này sang ngày khác thì nhiều khả năng, đó là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe lớn hơn, gây rủi ro khôn lường cho cuộc sống của bạn.

Gần đây, bạn có nghe bạn bè mình phàn nàn về việc trông bạn có vẻ mệt mỏi, uể oải, hay có phần xa cách những khi đi chơi cùng họ không? Nghe có vẻ không mấy liên quan nhưng mức đường huyết cao mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra điều đó.

Hãy cùng theo dõi danh sách các triệu chứng liên quan đến tình trạng mức đường huyết tăng cao để tìm cách khắc phục.

Mệt mỏi

Khi đường huyết tăng cao, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Đó là vì cơ thể không lưu trữ hoặc sử dụng đường (glucose) đúng cách. Các tế bào trong cơ thể không nhận được đủ năng lượng cần thiết nên bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn mất năng lượng, mệt mỏi rã rời.

Nhưng nếu bạn làm theo bản năng và ăn vặt với loại thức ăn có hàm lượng calorie cao để nạp lại năng lượng nhanh chóng, mức đường trong máu của bạn sẽ càng tăng cao và làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhức đầu

Mức đường huyết cao mãn tính có xu hướng làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể. Khi các dây thần kinh thị giác, dây thần kinh sọ não, dây thần kinh ngoại biên hoặc các rễ thần kinh bị tổn thương thì sẽ dẫn đến những cơn đau đầu.

Đúng ra thì có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, nhưng nếu cơn đau dữ dội, tái đi tái lại, có vẻ bất thường thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình cụ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm: “Nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu khó chịu”

Khó tập trung

Bộ não của bạn thực sự cần đường glucose để hoạt động. Mặc dù não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng thực tế nó sử dụng đến 25% lượng glucose mà cơ thể tiêu thụ. Tuy nhiên, khi có quá nhiều glucose được nạp vào thì cơ thể sẽ kích hoạt một quá trình để loại bỏ bớt.

Các tế bào não sẽ từ chối loại nhiên liệu quan trọng này, và hậu quả là bạn phải làm việc, học tập trong trạng thái rối bời. Bạn khó lòng mà suy nghĩ rõ ràng, ghi nhớ mọi thứ một cách sáng suốt.

Da khô và ngứa

Mức đường huyết tăng cao mãn tính gây mất nước, do đó ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả da. Lượng đường trong máu cao cũng gây lưu thông máu kém, góp phần làm khô da, ngứa, đặc biệt là ở phần dưới của đôi chân, khu vực bàn chân.

Cuối cùng, tổn thương thần kinh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng của tuyến mồ hôi và góp phần làm khô da.

Tiêu chảy hoặc táo bón

Điều này nghe có vẻ hơi lạ lùng khi một tình trạng có thể gây ra cả hai vấn đề tưởng chừng trái ngược nhau như tiêu chảy và táo bón, nhưng đó là vì ruột non và ruột già là hai loại ruột có chức năng riêng biệt. Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn được tiêu hóa, trong khi ruột già hấp thụ nước từ chất thải khó tiêu. Bởi vậy mà khi mức đường huyết tăng cao làm tổn thương ruột non thì vật chất bị trì hoãn ở đó, dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy. Mặt khác, những thứ tồn tại trong ruột già quá lâu trở nên khô và khó di chuyển.

Vết thương lâu lành

Khi bạn bị đường huyết cao mãn tính, hệ thống kiểm soát cơ chế chữa lành của cơ thể bị phá vỡ. Thêm vào đó, tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến lượng oxy mà khu vực đó nhận được, mà oxy lại có vai trò quan trọng trong quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Thường thì khi vết thương sắp lành sẽ kéo da non gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhưng khi bạn thấy ngứa da mà vết thương mãi không lành thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bạn có thể tham khảo thêm: “Cẩm nang chăm sóc vết thương cho người tiểu đường từ A đến Z”

Các ngón chân tê lạnh

Cơ thể của bạn có một loạt cơ chế tự bảo vệ khác nhau để chống lại tình trạng mức đường huyết tăng cao, nhưng bù lại sẽ có những “tổn thất ngoài dự kiến”, điển hình là tuần hoàn kém do các mạch máu đã bị xơ vữa, lòng mạch bị thu hẹp.

Bạn sẽ thường xuyên thấy tê hoặc lạnh do máu tuần hoàn kém, nhất là ở tứ chi. Tứ chi bị tê lạnh do dây thần kinh bị tổn thương, và cũng là do không đủ máu lưu thông đến các khu vực này.

Đi tiểu nhiều

Nếu bạn đột nhiên thấy mình chạy vào phòng tắm cả ngày, có thể bạn bị một chứng bệnh gọi là đa niệu. Điều này xảy ra khi các tế bào nỗ lực bơm nước vào máu nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa. Trong khi đó, thận trở nên quá tải và không thể lọc nước trở lại tế bào.

Mức đường huyết tăng quá cao có thể dẫn đến hậu quả là cơ thể mất đến khoảng 18,184 lít chất lỏng mỗi ngày, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Chưa kể, điều này còn ngốn hết quỹ thời gian trong ngày của bạn.

Sụt cân

Mức đường huyết tăng cao có thể gây sụt cân ngay cả khi bạn cảm thấy vô cùng thèm ăn và tiêu thụ lượng thực phẩm tăng đột biến. Nhiều chị em phụ nữ đọc đến đây sẽ cảm thấy thật là hay vì sẽ được ăn uống thỏa thích mà không sợ mập, nhưng điều này thực ra khá nguy hiểm. Có một vài lý do dẫn đến hiện tượng này. Thứ nhất, đa niệu làm chúng ta đi tiểu thường xuyên hơn, trọng lượng giảm đi thực chất là do cơ thể bị mất nước.

Thứ hai, khi nồng độ insulin trong máu quá thấp để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo thay vì nhiên liệu có sẵn, khiến cơ thể sụt cân đột ngột.

Nhìn mờ

Nhìn mờ là một triệu chứng khác của tình trạng mất nước tổng thể xảy ra khi mức đường huyết tăng cao, bởi vì tất cả các tế bào trong cơ thể đều bị rút nước, kể cả ở mắt. Khi thủy tinh thể bị mất nước, nó sẽ bị cong vênh tạm thời, gây mờ mắt.

Mức đường huyết cao mãn tính cũng dẫn đến tình trạng cong võng mạc, hoặc tổn thương đáy mắt. Bệnh lý võng mạc nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến mù lòa.

Cáu gắt

Có nhiều giả thuyết để lý giải vì sao đường huyết tăng cao lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng. Dù lý giải theo kiểu nào thì tình trạng bệnh nhân tiểu đường trở nên cáu gắt hơn bình thường là một thực tế đã được ghi nhận rộng rãi. Một số người nghi ngờ rằng sự dao động về lượng glucose sẵn có trong não là gốc rễ của vấn đề, trong khi nhiều người khác cho rằng tốc độ dẫn truyền thần kinh kém ở não mới là nguyên do chính yếu.

Nếu tạm đặt những suy đoán trên sang một bên thì ta có thể thấy, chỉ riêng việc chịu đựng các triệu chứng của mức đường huyết cao – đi tiểu thường xuyên, ngứa da, mờ mắt, chân tay tê lạnh, các vết thương và lở loét lâu lành – là đủ để tâm trạng của bất kỳ ai trong chúng ta chuyển xấu.

Mức đường huyết tăng cao mãn tính có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Hãy tham vấn bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị nếu cần. Nếu bạn nhận được chẩn đoán bệnh, xin đừng vội hốt hoảng vì vấn đề này sẽ được khắc phục bằng chế độ ăn uống lành mạnh và việc tập thể dục điều độ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 6 cách chữa tiểu đường không dùng thuốc giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả
  • Ổn định đường huyết bằng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường
  • Những ai có thể làm kiểm tra đường huyết?

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper