Bệnh tiểu đường

Norovirus và bệnh tiểu đường
Photo by soula walid on Unsplash

Norovirus và bệnh tiểu đường

Norovirus là một vi trùng cư trú ở dạ dày có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Cũng giống như những nhiễm trùng do virus khác, norovirus có thể khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Norovirus là một vi trùng cư trú ở dạ dày có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Cũng giống như những nhiễm trùng do virus khác, norovirus có thể khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Norovirus được gọi là bệnh nôn vào mùa đông vì bệnh phổ biến trong những tháng mùa đông.

Các triệu chứng của norovirus là gì?

Các dấu hiệu nổi bật cho thấy bạn có thể đã nhiễm Norovirus là:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mất nước
  • Tiêu chảy

Các triệu chứng khác, có thể đi kèm các triệu chứng trên, bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày
  • Đau cơ bắp ở cánh tay hoặc cẳng chân
  • Sốt cao (trên 38oC)

Nhiễm norovirus kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng nhiễm trùng thường biến mất sau một vài ngày nhưng cũng có thể tồn tại lâu hơn ở một số người.

Nguyên nhân nhiễm norovirus là gì?

Norovirus là một loại virus tồn tại ở dạ dày, có thể lây qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc qua thực phẩm, đồ vật hoặc bề mặt bị ô nhiễm.

Thường xuyên rửa tay, làm sạch bề mặt đồ vật và đảm bảo vệ sinh thực phẩm tốt có thể giúp ngăn chặn virus lây lan.

Các phương pháp điều trị nhiễm norovirus là gì?

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu để loại bỏ norovirus, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ có khả năng chống lại virus.

Điều quan trọng là ngăn ngừa tình trạng mất nước bằng cách uống nước thường xuyên.

Người ta khuyên nên uống nhiều hơn bình thường một lượng khoảng từ 6–8 ly nước mỗi ngày.

Tình trạng mất nước là do nôn mửa và tiêu chảy làm cạn kiệt nước có sẵn trong cơ thể của chúng ta.

Norovirus và kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhiễm virus thường làm cho bệnh tiểu đường rất khó kiểm soát. Nếu bị nhiễm norovirus có khả năng lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường khi cơ thể cố gắng chống lại virus.

Ngăn ngừa mất nước

Ói mửa và tiêu chảy đều có thể làm giảm đi lượng nước trong cơ thể, từ đó có nguy cơ cao gây ra tình trạng mất nước. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể làm tăng nồng độ đường trong máu, có thể dẫn đến đi tiểu nhiều hơn bình thường và làm tăng nguy cơ mất nước.

Do đó, quan trọng là uống nước thường xuyên và nhận ra các triệu chứng mất nước như khô miệng, nước tiểu sẫm màu hơn bình thường hay nhức đầu.

Kiểm tra lượng đường trong máu và hàm lượng xeton

Điều quan trọng là, đặc biệt là đối với những người dùng insulin, thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để ngăn ngừa lượng đường quá cao hay quá thấp.

Nếu bị tiểu đường tuýp 1, các chuyên gia đề nghị thực hiện xét nghiệm xeton nếu bạn có nồng độ đường trong máu cao trên 15 mmol/l. Nếu bạn có nồng độ xeton cao hơn mức bình thường, tình trạng này có thể dẫn tới căn bệnh nguy hiểm gọi là nhiễm xeton axit, vì vậy hãy liên hệ với đội ngũ y tế để được tư vấn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Làm thế nào để có cuộc sống khỏe mạnh khi bị bệnh tiểu đường? 11 bước đơn giản cho bạn
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y
  • Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper