Bệnh tiểu đường

Tổng quan về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường tại nhà
Photo by Nguyen Dang Hoang Nhu on Unsplash

Tổng quan về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường tại nhà

Bài này sẽ tóm tắt các thông tin về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) như chúng dành cho ai, phương pháp xét nghiệm là gì, và một vài hướng dẫn để giúp có kết quả chính xác.

Bài này sẽ tóm tắt các thông tin về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) như chúng dành cho ai , phương pháp xét nghiệm là gì , và một vài hướng dẫn để giúp có kết quả chính xác .

Kiểm tra tiểu đường tại nhà là gì?

Kiểm tra đường huyết (đường) là một phần không thể thiếu của kế hoạch chăm sóc bệnh tiểu đường . Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại , mà bác sĩ sẽ khuyên bạn đi khám bao nhiêu lần một năm để kiểm tra . Bạn cũng nên đi tái khám thường xuyên để thực hiện một số xét nghiệm phòng ngừa biến chứng xảy ra , chẳng hạn như xét nghiệm nồng độ cholesterol và khám mắt . Ngoài việc tái khám đầy đủ , bạn nên tự mình kiểm tra lượng đường trong máu , nếu được sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ .

Tự theo dõi đường huyết là việc quan trọng trong quá trình điều trị . Việc tự kiểm tra đường huyết giúp bạn biết được mức độ kiểm soát đường huyết của mình như thế nào và đưa ra những điều chỉnh về lối sống phù hợp , bạn nên thử đường huyết bất kể thời gian nào trong ngày hoặc bạn đang ở đâu .

Hãy hỏi bác sĩ cách làm những xét nghiệm này và tác dụng của việc tự theo dõi đường huyết ở nhà .

Ai nên kiểm tra tiểu đường tại nhà?

Bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có cần kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà hay không . Nếu có , bác sĩ sẽ nói cho bạn biết nên kiểm tra bao nhiêu lần trong ngày và vào những thời gian nào . Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết mục tiêu lượng đường trong máu của bạn là bao nhiêu . Bạn có thể cân nhắc việc kiểm tra đường huyết tại nhà nếu bạn mắc phải :

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Tiền tiểu đường
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Bằng cách theo dõi đường huyết , bạn có thể biết được phương pháp bạn đang dùng để điều trị có tác dụng hay không . Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) , đường huyết bình thường nằm trong khoảng từ 70–140 miligam mỗi dexilit (mg/dL) . Đường trong máu thấp (hạ đường huyết) là dưới 70 mg/dL , và đường trong máu cao (tăng đường huyết) là ở trên mức bình thường . Bằng cách duy trì lượng đường ở mức bình thường , bạn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường như :

  • Hôn mê do tiểu đường
  • Bệnh về mắt
  • Bệnh nướu răng
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương hệ thần kinh

Làm thế nào để thực hiện các xét nghiệm tại nhà?

Xét nghiệm đường huyết có nhiều hình thức khác nhau , nhưng tất cả đều có cùng một mục đích : để bạn biết lượng đường trong máu tại thời điểm đó . Hầu hết các bộ xét nghiệm tại nhà thường có những vật dụng sau :

  • Kim chích
  • Bút bắn kim
  • Que thử
  • Máy đo đường huyết
  • Một cái hộp có thể xách tay mang đi
  • Dây để tải dữ liệu vô máy vi tính (nếu cần thiết)

Đầu tiên bạn phải rửa tay cho sạch , sau đó đặt kim vào bút bắn kim . Trước khi sử dụng bút bắn kim , đặt một que thử mới mới vào máy đo . Chích ngón tay bằng bút bắn kim . Tiếp theo , cẩn thận nhỏ giọt máu vào que thử và chờ kết quả . Kết quả sẽ xuất hiện trong vòng vài giây .

Với một số máy đo , bạn cần phải xem thử mã trên que thử có phù hợp với mã trên máy đo chưa . Ngoài ra , nhớ kiểm tra hạn sử dụng của que thử . Và điều cuối cùng bạn nên biết là đa số máy đo hiện giờ không còn lấy máu ở ngón tay nữa mà ở các vùng khác như ở cánh tay . Hãy hỏi bác sĩ loại máy nào là thích hợp nhất đối với bạn .

Bạn phải làm gì để xét nghiệm cho ra kết quả chính xác?

Thường thì lấy máu ở ngón tay sẽ cho kết quả chính xác nhất . Một số loại máy khác sẽ lấy máu ở đùi hay cánh tay , bạn nên hỏi bác sĩ trước khi mua những loại máy này .

CDC khuyến cáo nên kiểm tra mỗi ngày 2–4 lần nếu bạn đang dùng insulin . Bạn có thể kiểm tra trước và sau bữa ăn để xem chế độ ăn uống ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào . Điều quan trọng là phải kiểm tra sau khi ăn các loại thực phẩm chứa các loại đường đơn hoặc thực phẩm có đường để xem thử lượng đường của bạn có cao quá không . Kiểm tra bất cứ khi nào bạn thay đổi kế hoạch điều trị hoặc nếu bạn cảm thấy không khỏe , hoặc đang mắc phải một bệnh khác .

Biểu đồ theo dõi lượng đường trong máu là một công cụ cần thiết để theo dõi kết quả của bạn . Dù bạn ghi lại kết quả bằng giấy hay nhập vào máy tính , thì những thông tin này đều có thể giúp bạn vẽ được biểu đồ và qua đó xác định được các nguy cơ tiềm tàng . Bạn nên lưu lại biểu đồ và đem đến cho bác sĩ xem . Khi viết lại kết quả , hãy nhớ ghi đầy đủ các thông tin như sau :

  • Ngày và giờ kiểm tra .
  • Loại thuốc và liều lượng thuốc bạn đang dùng .
  • Trước hay sau bữa ăn .
  • Những thực phẩm bạn ăn (nếu sau bữa ăn , lưu ý bữa ăn đó chứa bao nhiêu carbohydrate) .
  • Những bài tập thể dục bạn đã thực hiện ngày hôm đó và thời điểm bạn luyện tập .

Bạn có nên kiểm tra tại nhà thay vì phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm?

Tự theo dõi lượng đường trong máu là việc quan trọng để xác định diễn tiến của bệnh tiểu đường theo từng ngày . Bạn nên nhớ ràng những xét nghiệm được thực hiện vài lần một năm ở phòng khám không thể miêu tả chính xác về tình trạng bệnh của bạn , vì lượng đường trong máu dao động suốt cả ngày . Tuy nhiên , không nên cho rằng việc kiểm tra tại nhà có thể thay thế hoàn toàn việc làm những xét nghiệm ở phòng khám để tầm soát những biến chứng có thể xảy ra .

Ngoài việc tự theo dõi tại nhà , bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm HbA1C . Xét nghiệm này đo lường lượng đường huyết trung bình trong 2–3 tháng vừa qua . Theo Hiệp hội Hóa học lâm sàng Hoa Kỳ , xét nghiệm HbA1C có thể làm đến 4 lần 1 năm . Các xét nghiệm thường quy cũng có thể giúp bạn xác định bạn đang kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào . Chúng cũng sẽ giúp bạn và đội ngũ y tế quyết định mức độ thường xuyên kiểm tra tại nhà , cũng như mục tiêu đường huyết của bạn là bao nhiêu .

Những con số có ý nghĩa gì?

Tự theo dõi lượng đường trong máu là điều cần thiết để duy trì sức khỏe . Nếu các chỉ số thấp hoặc cao bất thường , hãy gọi bác sĩ ngay lập tức . Cơ quan y tế đề nghị nên đến khám bác sĩ ngay nếu số đo của bạn dưới 60 mg/dl hoặc cao hơn 300 mg/dl .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề :

  • Trẻ em béo phì giảm cân trước 13 tuổi sẽ giảm nguy cơ bị tiểu đường
  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
  • Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống tình dục của bạn?

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper