Bệnh tiểu đường

Nhận diện dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ
Photo by Hush Naidoo Jade Photography on Unsplash

Nhận diện dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường, còn có một số dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ khác.

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường, còn có một số dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ khác.

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé ngay khi sinh và cả khi trưởng thành. Một khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ bị đái tháo đường típ 2 sau 10 – 20 năm. Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lớn tuổi (hơn 35)
  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 2
  • Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương.

Những dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ đầu tiên thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Do đó, chỉ có xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách sớm nhất chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ bao gồm:

  • Mệt lả
  • Đi tiểu nhiều
  • Khát nước nhiều
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Tăng huyết áp.

Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và tập vận động là hai phương pháp điều trị cơ bản. Do đó, bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý cũng như cách tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong một số ít trường hợp đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn và vận động, bạn cần điều trị hỗ trợ thêm bằng insulin.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh, nhưng nguy cơ của đái tháo đường típ 2 thật sự sau này vẫn còn đó. Vì thế, bạn hãy chăm tập luyện thể thao và có chế độ ăn hợp lý để làm giảm nguy cơ này.

Đồng thời, để tự bảo vệ mình, bạn nên chú ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn ngay nhé. Theo dõi và khám thai định kỳ là điều cần thiết giúp quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh theo các hướng dẫn sức khỏe cũng giúp chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2 sau sinh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Chế độ ăn dành cho phụ nữ đái tháo đường mang thai
  • 7 bí quyết để phụ nữ đái tháo đường có thai kỳ khỏe mạnh
  • Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper