Bệnh tiểu đường

Cuộc sống của trẻ bị bệnh tiểu đường sẽ như thế nào?
Photo by Avel Chuklanov on Unsplash

Cuộc sống của trẻ bị bệnh tiểu đường sẽ như thế nào?

Nếu con của bạn có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể có một số lo ngại về bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời thơ ấu của bé.

Nếu con của bạn có chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể có một số lo ngại về bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời thơ ấu của bé.

Bạn có tin hay không, trẻ bị bệnh tiểu đường có thể làm tất cả mọi thứ trẻ em bình thường làm, và sống một cuộc sống năng động bình thường! Trẻ bị tiểu đường chỉ cần cẩn thận hơn khi lên kế hoạch hoạt động hàng ngày của mình. Nếu bạn giống như hầu hết các bậc cha mẹ vừa được biết con mình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, đó hoàn toàn là một cú sốc. Chỉ có khoảng 10% có tiểu sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trong gia đình. Có nhiều thứ phải tìm hiểu về nguyên nhân, cách ngăn ngừa và chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Đầu tiên, trẻ cần phải biết rằng tiểu đường tuýp 1 là không thể phòng ngừa, nghĩa là trẻ không có lỗi khi bản thân bị bệnh. Trẻ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường của mình, sống cuộc sống năng động và lành mạnh bình thường dưới sự hỗ trợ từ gia đình cũng như xã hội.

Tiêm insulin

Điều trị bệnh tùy thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành của trẻ. Một số trẻ có thể học cách đo lường và tự tiêm insulin khi ở tuổi dậy thì. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ và người chăm sóc nên chia sẻ trách nhiệm tiêm insulin cho trẻ cho đến khi trẻ qua tuổi dậy thì, tốt nhất là khi trẻ đang tuổi thanh thiếu niên.

Có trẻ trường thành sớm, cũng có trẻ còn gia đình giúp đỡ nhiều hơn. Nhưng trước khi cho con bạn chịu trách nhiệm việc kiểm soát và tiêm insulin, hãy nhớ rằng quản lý lượng insulin của bản thân không hề đơn giản. Con bạn cần phải đủ trưởng thành để xử lý công việc, và nói chung, trẻ em không có khả năng tự chịu trách nhiệm tiêm insulin đến khi chúng trưởng thành.

Kiểm tra đường huyết

Trẻ cần phải hiểu được lý do vì sao mình cần kiểm tra đường huyết thường xuyên. Quan trọng nhất là, trẻ cần phải tìm hiểu các triệu chứng của “phản ứng khi đường huyết thấp” (còn gọi là phản ứng insulin) và phải làm gì để đối phó thích hợp. Sau đó, khi trẻ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh tiểu đường, trẻ sẽ muốn tự chăm sóc bản thân nhiều hơn và không muốn lệ thuộc nhiều vào người khác. Trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cách tốt nhất để hòa động với bạn bè là phải kiểm soát tốt triệu chứng và biến chứng bệnh của mình.

Những lầm tưởng về trẻ bị tiểu đường

Trẻ bị tiểu đường không hề bị giới hạn hoạt động thể chất như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, trẻ cần thay đổi một số thói quen nhỏ để thích ứng với kế hoạch kiểm soát bệnh và sinh hoạt hằng ngày.

Quan niệm sai lầm phổ biến nhất là trẻ bị tiểu đường không thể ăn bất cứ thứ gì có đường, bao gồm những thứ như bánh sinh nhật, bánh quy và kem. Sự thật là chúng có thể ăn được những loại thức ăn đó một cách có chừng mực; trẻ chỉ cần cẩn thận lập thực đơn những gì chúng ăn trong ngày, và điều chỉnh lượng insulin cho phù hợp. Thực đơn bữa ăn lành mạnh cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường thực sự giống một đứa trẻ không bị bệnh.

Trẻ mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chơi thể thao và tham gia vào các hoạt động thể chất giống như những đứa trẻ khác. Một lần nữa, bạn chỉ cần lập kế hoạch – đầu tiên nói chuyện với bác sĩ của trẻ, sau đó học thói quen xét nghiệm glucose, insulin và ăn uống có kế hoạch.

Tất nhiên, trẻ không thể và không nên đối phó với bệnh tiểu đường một mình. Bệnh tiểu đường của trẻ cần đến cả gia đình, và tất cả người quen của trẻ hỗ trợ.

Có vẻ hơi nặng nề bây giờ, nhưng kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ nhanh chóng trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của con bạn thôi.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?
  • Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!
  • Trẻ tập thể dục đều đặn sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper