Bệnh tiểu đường

Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường
Photo by Nick Morrison on Unsplash

Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ với một số bệnh làm suy giảm thị lực, đặc biệt là bệnh võng mạc tiểu đường. May mắn là việc xác định và điều trị các vấn đề về mắt đang được cải thiện.

Bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ với một số bệnh làm suy giảm thị lực, đặc biệt là bệnh võng mạc tiểu đường. May mắn là việc xác định và điều trị các vấn đề về mắt đang được cải thiện.

Khiếm thị là gì?

Khiếm thị là tình trạng bạn mất thị lực mà không thể khắc phục hoàn toàn bằng kính gọng hoặc kính áp tròng.

285 triệu người được ước tính bị khiếm thị trên toàn thế giới, trong đó có 39 triệu người là mù lòa và 246 triệu người có thị lực yếu.

Ai có thể có biến chứng này?

Khoảng 65% tất cả những người khiếm thị có độ tuổi 50 trở lên, trong khi nhóm tuổi này chiếm khoảng 20% ​​dân số thế giới. Khi dân số già ngày càng tăng ở nhiều quốc gia, nhiều người sẽ có nguy cơ suy giảm thị lực do bệnh mắt mãn tính và quá trình lão hóa.

Nguy cơ liên quan đến khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường cao hơn 25 lần so với dân số không bị tiểu đường. Do đó khiếm thị là biến chứng đáng sợ nhất của bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng khiếm thị là gì?

Khiếm thị thường được phân loại là “khiếm thị nhẹ” hay “khiếm thị nghiêm trọng”.

Khiếm thị nhẹ

Khiếm thị nhẹ, trước đây được gọi là ‘khiếm thị một phần’, thường được định nghĩa là:

  • Có thị lực kém nhưng tầm nhìn trọn vẹn.
  • Kết hợp của giảm thị lực nhẹ và mất tầm nhìn hoặc có tầm nhìn trung tâm bị mờ hoặc đục.
  • Có tầm nhìn tương đối tốt, nhưng đã giảm tầm nhìn đáng kể.

Khiếm thị nghiêm trọng

Đó là khi một người khó nhìn thấy đến mức họ không thể làm bất cứ công việc cần đến thị lực.

Điều này thường rơi vào một trong ba loại:

  • Có thị lực rất kém, nhưng có tầm nhìn trọn vẹn
  • Có thị lực kém và giảm tầm nhìn nghiêm trọng
  • Giảm thị lực nhẹ và giảm tầm nhìn đáng kể.

Tại sao bạn bị khiếm thị?

Cách phổ biến nhất mà bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt là bệnh võng mạc tiểu đường, xảy ra khi mạch máu ở võng mạc bị tổn thương. Bệnh võng mạc tiểu đường không nhất thiết dẫn đến mất thị lực và có thể điều trị được hoặc làm chậm diễn tiến nếu được phát hiện trước khi bệnh tiến triển quá xa.

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh này như thế nào?

Có hai yếu tố chính cần được đánh giá khi kiểm tra thị lực của bạn:

  • Thị lực – thị lực trung tâm dùng để quan sát những chi tiết đối tượng, chẳng hạn như đọc một cuốn sách hay xem tivi.
  • Tầm nhìn – giới hạn vùng nhìn thấy của bạn trong khi nhìn thẳng về phía trước.

Kiểm tra thị lực

Có một phương pháp được gọi là test Snellen thường được sử dụng để đo thị lực của bạn. Nó bao gồm việc đọc những chữ cái trên một bảng mà các chữ cái dần dần nhỏ hơn. Bảng này được sử dụng để kiểm tra mắt định kỳ.

Sau khi kiểm tra, bạn sẽ được chấm điểm thị lực. Điểm Snellen bao gồm hai con số. Số đầu tiên đại diện cho khoảng cách so với bảng mà bạn đọc chính xác chữ cái trên bảng. Số thứ hai đại diện cho khoảng cách so với bảng mà một người có thị lực khỏe mạnh có khả năng đọc đúng bảng chữ cái.

Kiểm tra tầm nhìn

Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá tầm nhìn của bạn.

Một phương pháp thực hiện bằng cách nhìn thẳng vào một thiết bị trong khi đèn chiếu sáng nhấp nháy ở hai bên rìa tầm nhìn của bạn. Bạn sẽ được yêu cầu nhấn nút mỗi khi nhìn thấy ánh sáng. Cách này cho thấy bất kỳ khoảng trống nào trong tầm nhìn của bạn.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhìn theo một vật thể (hoặc bàn tay của người khám) bằng mắt khi nó di chuyển vào tầm nhìn của bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nói khi lần đầu tiên nhìn thấy vật thể và khi bạn không thể nhìn thấy nó nữa.

Phương pháp điều trị khiếm thị là gì?

Đối với những người bị mù hoặc khiếm thị, phạm vi hỗ trợ cũng đang được cải thiện, với một loạt các công cụ, phần mềm và phương tiện quản lý bệnh tiểu đường dành cho những người gặp khó khăn về thị lực đã xuất hiện.

Có rất nhiều phương pháp điều trị có sẵn liên quan đến cả phẫu thuật và điều trị y tế. Việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và rối loạn lipid máu là điểm chính trong chống lại mất thị lực do phù hoàng điểm hoặc bất kỳ thể nào của bệnh võng mạc tiểu đường.

Laser quang đông là phương pháp điều trị tiêu chuẩn hiện nay đối với bệnh nhân phù hoàng điểm do tiểu đường. Nếu được áp dụng kịp thời, laser quang đông có hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì thị lực hiện tại và do đó làm giảm nguy cơ mất thị lực, nhưng hiếm khi cải thiện tầm nhìn.

Các nhà nghiên cứu hiện nay phát triển các loại thuốc dùng trên mắt làm chặn tín hiệu hóa học kích thích sự tăng trưởng của mạch máu, được gọi là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Nghiên cứu sử dụng các hợp chất kháng VEGF cho thấy rằng chúng có thể ngăn chặn mạch máu rò rỉ chất lỏng và gây phù hoàng điểm.

Nghiên cứu hiện nay tập trung vào việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh võng mạc tiểu đường, làm chậm tiến triển của bệnh, hoặc tìm phương pháp chữa bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
  • 5 bài tập hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường
  • 10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper