Bệnh tiểu đường

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường là bệnh có thể là hậu quả của bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh hoàng điểm là tổn thương tại hoàng điểm, một bộ phận của mắt cung cấp cho chúng ta thị lực trung tâm. Một dạng phổ biến của bệnh hoàng điểm do tiểu đường là phù hoàng điểm – dịch tích tụ trên hoàng điểm.

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường là bệnh có thể là hậu quả của bệnh võng mạc tiểu đường . Bệnh hoàng điểm là tổn thương tại hoàng điểm , một bộ phận của mắt cung cấp cho chúng ta thị lực trung tâm . Một dạng phổ biến của bệnh hoàng điểm do tiểu đường là phù hoàng điểm – dịch tích tụ trên hoàng điểm .

Phương pháp điều trị cho bệnh hoàng điểm do tiểu đường là phẫu thuật laser .

Bệnh hoàng điểm do tiểu đường là gì?

Võng mạc là một lớp mô mỏng nhạy cảm với ánh sáng nằm ở mặt sau của mắt . Phần trung tâm của võng mạc được gọi là hoàng điểm , cho phép tập trung thị lực để nhìn xa và gần . Bệnh hoàng điểm do tiểu đường là những thay đổi của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hoàng điểm .

Tiểu đường có thể khiến các mạch máu nhỏ ở khu vực này bị rò rỉ dịch hoặc chất béo . Phù hoàng điểm có nghĩa là rò rỉ dịch trong võng mạc . Rò rỉ này có thể không ảnh hưởng đến tầm nhìn lúc đầu , do đó bạn có thể không nhận thức được nó đang xảy ra . Việc rò rỉ có thể tiếp tục cho đến khi thị lực trung tâm trở nên kém đi .

Ai có thể có biến chứng này?

Nếu bệnh nhân tiểu đường không được điều trị hay quản lý kém bệnh của họ , có đến 25–30% nguy cơ phát triển phù hoàng điểm . Tuy nhiên , khả năng này sẽ giảm một nửa khi bạn điều trị bệnh tiểu đường tốt .

Phù hoàng điểm do tiểu đường có thể xảy ra ở những bệnh nhân 60 tuổi trở lên cùng với các bệnh mạch máu hệ thống , chẳng hạn như tăng huyết áp .

Các triệu chứng của bệnh hoàng điểm do tiểu đường là gì?

Phù hoàng điểm thường không đau đớn và có thể biểu lộ vài triệu chứng khi phát triển . Khi các triệu chứng xuất hiện , chúng là một dấu hiệu cho thấy các mạch máu trong mắt bạn có thể bị rò rỉ .

Các triệu chứng của phù hoàng điểm có thể bao gồm :

  • Thị lực trung tâm bị mờ hay dao động
  • Màu sắc xuất hiện giống như bị “ ;rửa sạch” ; hoặc thay đổi

Nếu bạn có triệu chứng phù hoàng điểm , bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa ngay . Nếu không được điều trị , phù hoàng điểm có thể gây mất thị lực trầm trọng và thậm chí mù lòa .

Bác sĩ chẩn đoán bệnh này như thế nào?

Trong quá trình khám mắt , bác sĩ nhãn khoa sẽ làm giãn đồng tử của bạn và kiểm tra võng mạc .

Bởi vì phù hoàng điểm xảy ra bên trong các lớp mô võng mạc , bạn có thể thực hiện xét nghiệm gọi là chụp mạch máu dưới đèn huỳnh quang , hay còn gọi là chụp cắt lớp quang học (OCT) để giúp khẳng định chẩn đoán .

Hình ảnh chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang cho bác sĩ phát hiện các mạch máu bị rò rỉ và rò rỉ bao nhiêu . Với chụp cắt lớp quang học , một máy ảnh đặc biệt được sử dụng để chụp ảnh võng mạc . Nó đo độ dày của võng mạc và cũng nhạy cảm trong việc phát hiện phù và dịch .

Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân bệnh hoàng điểm do tiểu đường là gì?

Laser là hình thức điều trị phổ biến nhất để ngăn chặn các mạch máu bị rò rỉ . Điều trị laser có thể làm ổn định hoàng điểm .

Điều trị laser tập trung giúp giảm sưng hoàng điểm . Với hình thức phẫu thuật bằng laser , phẫu thuật viên sử dụng nhiều xung laser nhỏ đến các khu vực rò rỉ dịch xung quanh hoàng điểm . Mục tiêu chính của điều trị là ổn định thị lực bằng cách lấp kín mạch máu bị rò rỉ can thiệp đến các chức năng của hoàng điểm . Trong một số trường hợp , mất thị lực có thể được cải thiện với điều trị laser .

Bạn có thể cần phải phẫu thuật laser tập trung nhiều hơn một lần để kiểm soát dịch bị rò rỉ . Nếu bạn có phù hoàng điểm ở cả hai mắt và cần phải phẫu thuật laser , thường chỉ điều trị mỗi lần một mắt , thời gian là vài tuần .

Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị khác như tiêm thuốc vào mắt .

Trong tiêm thuốc , hai loại thuốc steroid và thuốc kháng thụ thể VEGF đã thể hiện tác dụng làm giảm bệnh phù hoàng điểm do tiểu đường .

Thuốc kháng thụ thể VEGF nhắm mục tiêu vào một hóa chất cụ thể trong mắt bạn gọi là yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu – hoặc VEGF – hóa chất này chủ yếu gây ra các mạch máu bất thường phát triển dưới võng mạc . Một số loại thuốc đã được phát triển có thể ức chế chất gây bệnh này . Một loại thuốc chống VEGF có thể giúp điều trị phù hoàng điểm bằng cách làm giảm sự tăng trưởng của các mạch máu bất thường và làm chậm sự rò rỉ của chúng , giúp làm chậm quá trình mất thị lực .

Liệu pháp tiêm thuốc được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ . Bác sĩ cho thuốc tê để làm tê mắt và chèn một kim nhỏ vào mắt để tiêm thuốc gần võng mạc .

Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp là một phương pháp điều trị phù hoàng điểm do tiểu đường .

Đôi khi phù trong mắt có thể khiến tăng áp lực bên trong mắt của bạn , gọi là bệnh tăng nhãn áp . Trong trường hợp này , bác sĩ nhãn khoa sẽ điều trị bằng thuốc để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp .

Có thể mất vài tháng để phù hoàng điểm tự hồi phục . Trong thời gian này , điều quan trọng là phải làm theo phác đồ điều trị mà bác sĩ khuyên bạn để cho việc điều trị có hiệu quả .

Bạn có thể làm gì để giúp đôi mắt của mình?

Để giảm nguy cơ các bệnh về mắt do tiểu đường trở nên xấu đi , bạn nên :

  • Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
  • Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol
  • Ngưng hút thuốc

Bạn nên biết rằng tăng đột ngột lượng đường trong máu (ví dụ như tăng HbA1c 3% hoặc 30 mmol/mol) có thể khiến bệnh võng mạc bắt đầu xấu đi . Tuy nhiên , việc kiểm soát lượng đường trong máu trong thời gian dài , trong nhiều năm , được khuyến khích rất cao .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề :

  • Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất
  • 6 vitamin không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường
  • 6 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng từ tiểu đường và lão hóa

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper