Bệnh tiểu đường

Tránh xa chất bột đường có phải là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả?
Photo by Jair Lázaro on Unsplash

Tránh xa chất bột đường có phải là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả?

Cắt giảm đường hoàn toàn sẽ không phải là cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả nếu bạn không phối hợp với những liệu pháp khác nhằm kiểm soát đường huyết ở mức độ cân bằng.Thức ăn lành mạnh:Tập thể dục điều độ:Liệu pháp insulin:Giảm stress:

Cắt giảm đường hoàn toàn sẽ không phải là cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả nếu bạn không phối hợp với những liệu pháp khác nhằm kiểm soát đường huyết ở mức độ cân bằng.

Đường có trong trái cây, rau củ quả và các sản phẩm bơ sữa. Đường có thể được thêm vào trong các đồ ăn, thức uống chúng ta mua bên ngoài hoặc nấu tại nhà. Vì thế, cuộc chiến “nói không với đường” lại khiến người tiểu đường có xu hướng thèm ăn hơn khi phải từ chối quá nhiều món ăn yêu thích.

Đường không phải là “thủ phạm” 

Với tiểu đường tuýp 1, các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy sẽ bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch của bạn. Lượng đường trong chế độ ăn uống hoặc lối sống hàng ngày không thể là nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1 mà chủ yếu là do yếu tố di truyền.

Riêng đối với tiểu đường tuýp 2, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này nếu thừa cân hoặc béo phì. Bạn tăng cân khi bạn ăn nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể của bạn.

Vì thế, đường không phải là “thủ phạm” , gây bệnh tiểu đường,nguyên nhân là do các yếu tố di truyền, những rối loạn trong quá trình chuyển hóa insulin và lối sống hàng ngày. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn không nên kiêng đường 100% mà cần phải lên kế hoạch kiểm soát đường huyết 24 giờ một cách khoa học.

Kiểm soát đường huyết 24 giờ

Nếu không có kế hoạch kiểm soát đường huyết 24 giờ, bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng. Việc cắt giảm hoàn toàn đường sẽ không đảm bảo sức khỏe cho cơ thể bạn. Vì vậy, hãy thực hiện phối hợp các giải pháp sau đây để kiểm soát đường huyết hiệu quả nhất:

  • Thức ăn lành mạnh: Thay vì “nói không với đường”, bạn nên cắt giảm và thay thế thức ăn một cách phù hợp. Bạn nên thay thế các món ngọt như chè, bánh, kẹo… bằng các loại trái cây, yoghurt, các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân…). Hãy hạn chế thức ăn bên ngoài và nấu ăn nhiều hơn để chủ động kiểm soát đường huyết.
  • Tập thể dục điều độ: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những môn thể dục giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất. Trước hoặc sau khi tập thể dục buổi sáng, bạn có thể uống 1 ly dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người tiểu đường giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách nhẹ nhàng, giúp bạn bớt cảm giác thèm ăn mỗi khi vận động nhiều.
  • Liệu pháp insulin: Bạn có thể tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy theo loại insulin mà thời gian tiêm trước bữa ăn khác nhau. Nếu theo dõi thấy mức đường trong máu của bạn có xu hướng cao nhiều sau khi ăn thì có thể thảo luận với bác sĩ điều chỉnh tăng liều thuốc.
  • Giảm stress: Khi bạn căng thẳng hay bị ốm, đường huyết sẽ tăng cao. Vì vậy, bạn cần lưu ý cách chăm sóc cơ thể trong thời gian này để duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Bạn nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Đừng nên cố gắng tập thể dục trong thời gian này.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!
  • Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper