Bệnh tiểu đường

Thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường tuýp 1
Photo by Julius David on Unsplash

Thông tin cơ bản về bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, hay bệnh tiểu đường, là một rối loạn mãn tính hạn chế khả năng chuyển hóa thành năng lượng từ thức ăn của cơ thể.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 , hay bệnh tiểu đường , là một rối loạn mãn tính hạn chế khả năng chuyển hóa thành năng lượng từ thức ăn của cơ thể .

Cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin , một hormone được sản xuất bởi các tế bào beta chuyên biệt trong tuyến tụy . Insulin đóng vai trò rất quan trọng vì nó kiểm soát lượng đường (glucose) các tế bào hấp thụ được từ máu . Những người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu rất cao , nhưng lại không đủ lượng đường bên trong các tế bào của cơ thể .

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi . Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em , thanh thiếu niên hay những người trẻ .

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn ở nữ giới . Bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi từ 12 đến 15 , với hầu hết các trường hợp được chẩn đoán là trước 30 tuổi .

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường bao gồm :

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm giác rất khát nước
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Giảm cân nhanh
  • Cảm giác mệt mỏi và yếu ớt .

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường không kiểm soát được bao gồm :

  • Mờ mắt hoặc không thể nhìn được
  • Vết loét trên da lâu lành
  • Tê tay hoặc chân
  • Suy thận .

Có thể có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên . Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về một triệu chứng nào , hãy tham khảo ý kiến bác sĩ .

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ dấu hiệu của bệnh tiểu đường vị thành niên .

Đối với nhiễm toan ceton do tiểu đường , một biến chứng của bệnh tiểu đường , các chất (ceton) bị tích tụ lại . Nồng độ ceton trong máu cao làm máu có tính axit , ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bao gồm não và có thể đe dọa tính mạng , nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại bệnh viện .

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1?

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể thiếu insulin . Chính hệ thống miễn dịch , hệ thống bảo vệ của cơ thể bạn , phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy . Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng này .

Các nguyên nhân hiếm hơn có thể bao gồm :

  • Một số bệnh như bệnh xơ nang , có ảnh hưởng đến tuyến tụy
  • Phẫu thuật cắt bỏ tụy
  • Viêm nhiễm nặng (sưng , kích thích) ở tuyến tụy .

Các yếu tố có thể kích thích hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

Tình trạng của bạn có thể tồi tệ hơn nếu bạn :

  • Hút thuốc hoặc uống rượu . Chúng có thể ảnh hưởng đến đường huyết và làm cho bệnh tiểu đường trở nặng hơn .
  • Ăn thức ăn có hàm lượng đường cao .
  • Sử dụng insulin vượt mức do bác sĩ đề xuất ; điều này có thể làm giảm lượng đường đến một cấp độ nguy hiểm .
  • Mất nước .
  • Ăn các loại thực phẩm không theo đề xuất của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng .

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 1?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm :

  • Di truyền : có cha hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh tiểu đường tuýp 1 .
  • Gen : do sự xuất hiện một số gen nhất định .

Các xét nghiệm cần tiến hành đối với bệnh tiểu đường tuýp 1?

Để chẩn đoán bệnh , bác sĩ sẽ xem xét tiền sử y khoa , khám sức khỏe và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đo lượng đường trong máu . Những biện pháp này được tiến hành khi đói và khi không đói , đo lường mức đường  huyết trung bình trong vòng 2–3 tháng (xét nghiệm hemoglobin A1c [HbA1c]) và xét nghiệm dung nạp glucose . Các bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm thận và đo lường lượng chất béo (lipid) trong máu .

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1?

Bạn sẽ cần một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu . Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày .

Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết . Bạn phải theo dõi các dấu hiệu như lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao . Tại nhà , bạn nên tiêm insulin từ hai hoặc ba lần mỗi ngày . Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn cách tiêm insulin .

Bác sĩ sẽ đề nghị các bài tập để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn .

Bạn cũng cần phải kiểm tra theo dõi bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng .

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế . Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề :

  • Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị tiểu đường tuýp 1?
  • Sắp có insulin thông minh cho bệnh tiểu đường tuýp 1
  • 3 câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper