Bệnh tiểu đường

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ
David Moruzzi on Unsplash

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra lần đầu tiên khi một người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra loại bệnh tiểu đường này là do phản ứng của cơ thể người phụ nữ đối với hormone insulin thay đổi trong thời gian mang thai. Sự thay đổi này khiến nồng độ đường trong máu (còn gọi là glucose trong máu) tăng lên.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra lần đầu tiên khi một người phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra loại bệnh tiểu đường này là do phản ứng của cơ thể người phụ nữ đối với hormone insulin thay đổi trong thời gian mang thai. Sự thay đổi này khiến nồng độ đường trong máu (còn gọi là glucose trong máu) tăng lên.

Tiểu đường thai kỳ xảy đến với khoảng 18% phụ nữ mang thai. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh để tránh các biến chứng sức khỏe đến cả mẹ và em bé là rất quan trọng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ phát bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lớn hơn 25 tuổi
  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là có cha mẹ hoặc anh chị em từng mắc bệnh tiểu đường)
  • Nếu trước đây bạn từng sinh em bé nặng hơn 4kg
  • Phát hiện đường glucose trong nước tiểu
  • Mắc phải triệu chứng tiền tiểu đường (giai đoạn bệnh tiểu đường còn chưa phát triển), còn được biết đến với tên impaired glucose tolerance – hiện tượng dung nạp glucose kém.

Làm thế nào để biết liệu bạn có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không?

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao, bạn nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra lượng glucose trong máu trong lần khám thai đầu tiên. Nếu kết quả nồng độ glucose trong máu của bạn ở mức bình thường, người ta sẽ thực hiện xét nghiệm một lần nữa vào giữa tuần thứ 24 và tuần 28 của thai kỳ. Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyên thực hiện khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ vào thời gian đó.

Quá trình khám sàng lọc sẽ diễn ra như thế nào?

Để thực hiện khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc thử glucose. Trong xét nghiệm này, bạn sẽ phải uống dung dịch glucose và sau đó người ta sẽ lấy máu để xét nghiệm 1 giờ sau đó. Xét nghiệm không yêu cầu bạn phải nhịn ăn. Nếu kết quả nồng độ glucose ở mức bình thường thì bạn không cần phải làm thêm xét nghiệm nào nữa cả.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, một số bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một xét nghiệm khác được gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (oral glucose tolerance test). Người ta tiến hành xét nghiệm này bằng cách đo nồng độ đường trong máu lúc bạn đói, và rồi lại đo lần nữa sau 1, 2 và 3 giờ sau khi bạn uống dung dịch glucose.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bác sĩ sẽ đề xuất cho bạn một kế hoạch điều trị hợp lý. Điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường thai kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và cả em bé.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể sẽ làm tăng nguy cơ sinh em bé nặng hơn 4kg và có thể phải thực hiện phương pháp sinh mổ để đưa em bé ra ngoài. Ngoài ra, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng thường gặp phải tình trạng tiền sản giật và cao huyết áp. Dù vậy, điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường thai kỳ một cách hợp lý có thể làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các biến chứng.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ được điều trị và kiểm soát bằng cách theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống để giúp giữ nồng độ đường trong máu bạn luôn đạt mức bình thường. Một số bác sĩ cũng có thể sẽ khuyên bạn thực hiện kế hoạch vận động đi kèm. Thỉnh thoảng, trong trường hợp bạn đã thay đổi chế độ ăn uống rồi mà vẫn không kiểm soát được lượng đường trong máu, có thể bạn sẽ cần phải bắt đầu điều trị với insulin hoặc dùng các loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn, và cũng sẽ cho bạn biết tần suất kiểm tra lượng đường trong máu bạn mỗi ngày. Bác sĩ và dược sĩ có thể hướng dẫn cho bạn cách theo dõi nồng độ glucose trong máu, cách sử dụng máy đo đường huyết cũng như cách tự tiêm insulin tại nhà nếu cần thiết.

Hãy luôn tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh

Để tránh các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn cần thực hiện theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu một cách kỹ lưỡng. Bạn cũng cần được điều trị thích hợp và đi khám thường xuyên.

Cả bạn và em bé sẽ được chăm sóc và theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ. Bạn cần tuân theo các kế hoạch điều trị bác sĩ đưa ra để đảm bảo cả bạn và em bé đều có sức khỏe tốt. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên hỏi ngay bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tôi nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ?
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!
  • Tiểu Đường Thai Kỳ Nguy Hiểm Với Thai Nhi Như Thế Nào?

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper