Bệnh tiểu đường

Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường
Photo by Ben Neale on Unsplash

Mọi thứ bạn cần biết về chế độ ăn cho người tiểu đường

Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới đây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có khả năng chuyển biến bệnh một cách hiệu quả nhất.

Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới đây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có khả năng chuyển biến bệnh một cách hiệu quả nhất.

Thêm vào đó, bạn chỉ cần thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống của mình cũng sẽ mang lại những lợi ích khác như giảm cân mà không cần phải từ bỏ việc ăn uống.

Trước tiên, hãy bắt đầu với những điều cơ bản sau đây nhé:

Bệnh tiểu đường là gì?

Có hai dạng bệnh tiểu đường chính: tuýp 1 và tuýp 2. Tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch mà ta thường mắc phải khi còn bé. Các yếu tố di truyền cũng như môi trường sống có thể dẫn đến sự phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, nơi sản sinh ra insulin. Đó là hormone chịu trách nhiệm cung cấp các glucose (đường) cho tế bào để chuyển hóa và lưu trữ.

Ngược lại, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chuẩn đoán ở tuổi trưởng thành nhiều hơn và do các yếu tố về lối sống như béo phì, ít hoạt động hay lượng cholesterol cao. Thông thường, các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn có các tế bào beta hoạt động, có nghĩa là nó vẫn sản xuất ra insulin. Tuy nhiên, các mô ngoại vi sẽ trở nên kém nhạy hơn với hormone, và gan sẽ tạo ra nhiều glucose hơn, gây nên lượng đường trong máu cao. Khi không được giám sát chặt chẽ, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ngừng sản xuất insulin hoàn toàn.

Nếu có một số triệu chứng của lượng đường trong máu cao (như buồn nôn, ngủ mê, khát nước thường xuyên hoặc đi tiểu), bạn sẽ phải làm lại xét nghiệm chuẩn đoán lâm sàng về bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường để đo mức đường trong máu của bạn.

Chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tiểu đường giúp ích gì cho bạn?

Không giống với các bệnh khác, điều đáng kinh ngạc về bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là bệnh được kiểm soát và chuyển biến tốt hơn với những thay đổi trong lối sống. Kiểm soát bệnh tiểu đường bao gồm theo dõi lượng đường trong máu và giữ cho nó ổn định nhất có thể. Trong khi mọi thứ chúng ta ăn cuối cùng lại bị phân hủy thành glucose thì một số thức ăn lại làm tăng đường huyết nhanh hơn những loại thực phẩm khác.

Tôi có phải giảm bớt lượng bột đường không?

Một quan niệm sai lầm mà mọi người vẫn hay nghĩ về chế độ ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường đó là không nhất thiết phải hạn chế lượng bột đường mà chỉ cần kiểm soát chúng. Trên thực tế, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải ăn chất bột đường để bù đắp các ảnh hưởng tiềm ẩn nguy hiểm như lượng đường trong máu thấp.

Bằng cách bắt đầu một chế độ ăn kiêng, bạn không nhất thiết phải cắt giảm lượng chất bột đường. Bạn chỉ cần thay đổi loại chất bột đường mà bạn đang ăn. Nên thay thế chất bột đường nguyên chất như ngũ cốc, đồ tráng miệng và đồ uống có đường bằng các loại chất bột đường nguyên chất và phức hợp. Cũng nên kiểm soát số lần ngồi làm việc một chỗ của bạn để giữ mức đường trong máu ổn định nhất có thể.

Tôi cần phải làm gì?

Dựa trên các bằng chứng xác thực, phương pháp hàng đầu cho việc quản lý lượng đường trong máu đó là kiểm soát lượng bột đường hoặc lên kế hoạch cho mỗi bữa ăn bằng những chất bột đường thay thế. Cứ 15g chất bột đường bằng 1 thay thế, và bạn có một số lượng thay thế nhất định trong mỗi bữa ăn. Ví dụ, nếu bạn định ăn 45g bột đường trong bữa trưa, bạn sẽ dành ra ba thay thế. Việc xác định lượng bột đường được thiết kế đặc biệt cho bất cứ ai dùng insulin để điều trị bệnh tiểu đường vì nó liên quan trực tiếp tới các đơn vị insulin ngắn hạn.

Các chế độ ăn uống có sự kiểm soát chất bột đường cũng sẽ rất tuyệt vời đối với bất cứ ai đang tìm kiếm những sự lựa chọn tốt cho sức khỏe, bởi vì bạn đang bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng và theo dõi các khẩu phần ăn. Dưới đây là 5 hướng dẫn bạn cần phải làm để bắt đầu kế hoạch ăn uống ngay lập tức:

1/Ăn liên tục

Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ đối với những người vừa mới được chuẩn đoán bệnh, nhưng điều đơn giản nhất bạn có thể làm là dừng ngay việc bỏ bữa. Không ăn trong một thời gian dài không phải là một ý tưởng tốt. Theo thời gian, nó có thể làm chậm sự trao đổi chất. Với người bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, bỏ bữa ăn có thể dẫn đến sự mất cân bằng và tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu, do đó cứ 3–4 giờ nên ăn một bữa nhé.

2/Ăn nhiều loại rau củ quả

Thay vì cứ mãi suy nghĩ về những gì mình không thể ăn thì hãy tập trung nhiều hơn vào những loại thực phẩm bạn có thể ăn. Bạn hãy ăn thoải mái chất bột đường lành mạnh chứa nhiều chất xơ trong các loại thực phẩm, ví dụ như các loại rau, cà chua, cà rốt, cần tây, dưa leo, nấm, hành, tỏi, củ cải đường, các loại đậu, 100% ngũ cốc nguyên hạt…

Ngoài ra còn có các loại trái cây, các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo (không ngọt) và các loại rau củ với hàm lượng vừa phải như khoai tây, bí ngô, bí xanh và bắp…

3/Lựa chọn bữa ăn nhẹ hiệu quả

Cùng thực hiện một bữa ăn nhẹ kết hợp với chất xơ và đạm không mỡ như một trái táo với phô mai ít béo hay một ít bơ đậu phộng trên một miếng bánh mì nướng… Ăn chất xơ và đạm cùng nhau sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thụ chất bột đường, tạo nên sự gia tăng dần dần lượng đường trong máu. Mặc dù bệnh tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 thường không có biến chứng đột ngột, nhưng bạn vẫn nên giữ một chút đồ ăn nhẹ đề phòng đường huyết tăng – giảm đột ngột.

4/Chọn đạm không mỡ cho mỗi bữa ăn

Hai thực phẩm chính trong chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tiểu đường bao gồm đạm động vật (cá, gà, thịt bò) và đạm thực vật (đậu, hạt, đậu hũ). Vì có sự liên quan giữa bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2, vì vậy việc cắt giảm các loại thịt màu đỏ, thực phẩm chiên dầu và các món ăn từ sữa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và góp phần vào việc giảm cân. Thêm vào đó, nó sẽ hạn chế lượng muối ăn vào, một thành phần quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường và sức khỏe tim mạch.

5/Ngừng uống các loại đồ uống có đường

Nguồn cung cấp cơ bản nhất của các loại chất bột đường thông thường là đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước ép tươi, đồ uống có cồn và các chất kích thích như cà phê. Vì thế, bạn cần ngưng uống những loại thức uống có đường khi bạn được chuẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2. Do chúng tiêu hóa và hấp thu nhanh, nên chỉ 15 phút sau khi uống, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Thêm vào đó, cắt giảm đồ uống chứa đường có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nói chung.

Tổng kết lại, chìa khóa thành công cho việc quản lý lượng đường trong máu đó chính là hãy chọn những loại thực phẩm đã qua chế biến, ăn đúng khẩu phần và hạn chế thêm đường, natri và chất béo bão hòa vào cơ thể. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh những món ăn ngon mà mình yêu thích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh tiểu đường ở trẻ có thể ngăn ngừa không?
  • Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?
  • Mối quan hệ giữa di truyền và bệnh tiểu đường
  • Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
  • Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper