Bệnh tiểu đường

Lời khuyên để giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở trẻ
Photo by FLY:D on Unsplash

Lời khuyên để giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 ở trẻ

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rôi loạn chuyển hóa mãn tính khá phiền phức. Trẻ bị tiểu đường tuýp 2 do lượng đường trong máu (đường huyết) của trẻ quá cao. Lượng đường trong máu giữ ở mức quá cao trong thời gian dài có thể gây hại tim, mắt, thận, thần kinh, thậm chí cả răng và nướu răng của trẻ.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh rôi loạn chuyển hóa mãn tính khá phiền phức. Trẻ bị tiểu đường tuýp 2 do lượng đường trong máu (đường huyết) của trẻ quá cao. Lượng đường trong máu giữ ở mức quá cao trong thời gian dài có thể gây hại tim, mắt, thận, thần kinh, thậm chí cả răng và nướu răng của trẻ.

Trong quá khứ, chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên hiện nay, một số trẻ em và thanh thiếu niên cũng bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Điều gì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở một số trẻ?

Trẻ có nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2 nếu tồn tại các yếu tố được liệt kê sau đây:

  • Có mẹ, cha, chị gái, em trai, hoặc một thành viên trong gia đình bị bệnh tiểu đường.
  • Thừa cân.
  • Ít vận động.
  • Nặng 4kg hoặc nhiều hơn khi sinh.
  • Được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Là một người Mỹ, Alaska, Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, gốc Tây Ban Nha/Latinh hoặc Thái Bình Dương.

Gia đình có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị tiểu đường tuýp 2?

Để trẻ tránh xa khỏi căn bệnh nguy hiểm này, bố mẹ và ngừoi thân nên:

  • Giúp con vận động nhiều hơn mỗi ngày.
  • Chế biến các bữa ăn và đồ ăn nhẹ lành mạnh thay cho thức ăn nhanh.
  • Đi chợ cùng với con. Dạy trẻ cách đọc nhãn thực phẩm để tìm các loại thực phẩm lành mạnh.
  • Giới hạn lượng thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
  • Hạn chế thời gian chơi và ngồi trước máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và tivi của trẻ khoảng 2 giờ mỗi ngày.
  • Hãy hỏi bác sĩ rằng con bạn có đang có cân nặng khỏe mạnh và có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hay không.
  • Hãy là một tấm gương tốt cho con của bạn. Ăn các loại thực phẩm lành mạnh và hoạt động cùng với con bạn.

Trẻ nên làm gì để khỏe mạnh hơn?

Hãy khuyến khích trẻ:

  • Tích cực hoạt động nhiều hơn.
  • Ăn lành mạnh.

Làm thế nào trẻ tích cực vận động?

Hãy hỏi con bạn thích được hoạt động như thế nào. Cái gì làm chúng vui vẻ? Nếu trẻ không có ý tưởng, bạn có thể gợi ý cho chúng:

  • Đi xe đạp
  • Khiêu vũ hoặc nhảy
  • Chơi bóng rổ
  • Trượt ván
  • Nhảy dây
  • Bơi
  • Đi dạo hoặc chạy bộ với thành viên trong gia đình

Con bạn nên vận động bao lâu?

Con bạn cần khoảng 60 phút hoạt động mỗi ngày. Chúng không cần phải làm tất cả cùng một lúc. Ví dụ, 20 phút một lần, 3 lần một ngày là tốt.

Để con của bạn bắt đầu từ từ. Hỗ trợ chúng. Hãy để trẻ biết điều quan trọng là chỉ cần tiếp tục duy trì! Trẻ có thể hoạt động nhiều hơn vào mỗi tuần.

Năng động hơn có lợi ích gì cho trẻ?

Tích cực vận động có thể giúp con bạn:

  • Xây dựng cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa.
  • Phát triển xương mạnh khỏe và luôn linh hoạt.
  • Cảm thấy khỏe khoắn và ngủ tốt hơn.
  • Có trọng lượng khỏe mạnh.

Làm thế nào để con bạn ăn uống lành mạnh?

Trẻ nên có thói quen:

  • Lựa chọn thực phẩm tốt.
  • Ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh.
  • Áp dụng các thói quen ăn uống lành mạnh.

Đâu là thực phẩm tốt?

Nói chuyện với con bạn về cách chúng nghĩ chúng có thể ăn lành mạnh hơn. Viết danh sách các món ăn với trẻ. Dưới đây là một số mẹo cho bạn:

  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc, gạo nâu, đậu lăng, đậu, trái cây và rau quả.
  • Ăn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa và chất béo chuẩn hoá như thịt nạc, thịt gà không da, cá, và sữa không hoặc ít béo, sữa chua và phô mai.
  • Ăn món nướng thay vì các món chiên.
  • Ăn các thức ăn có hàm lượng muối thấp như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Đừng thêm muối vào thức ăn của bạn.
  • Ăn nhiều rau, ví dụ salad với rau lá xanh, cà rốt, cà chua và ớt. Sử dụng 2 muỗng canh hoặc ít hơn đồ ít chất béo.
  • Uống nước lọc thay vì đồ uống có đường như soda, đồ uống thể thao và nước trái cây.

Đồ ăn vặt lành mạnh phù hợp với trẻ

Dưới đây là một số đồ ăn nhẹ lành mạnh đơn giản:

  • Một miếng trái cây như táo hoặc chuối
  • Một lát bánh mỳ nướng với 1 muỗng bơ đậu phộng
  • Một tách sữa chua không hoặc ít béo
  • Rau quả thô như cà rốt hoặc cần tây với sốt salsa

Thói quen ăn uống lành mạnh dành cho cả nhà

Bạn và người thân có thể:

  • Ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày.
  • Hạn chế lượng thức ăn mỗi bữa ăn. Gắp đầy nửa đĩa cơm với trái cây và rau quả. Một phần tư với protein nạc, chẳng hạn như thịt gà hoặc gà tây bỏ da hoặc đậu. Một phần tư với hạt thô, chẳng hạn như gạo nâu hoặc sợi mì. Uống một ly sữa ít béo hoặc không có chất béo trong bữa ăn của bạn.
  • Hạn chế các món tráng miệng như bánh quy và kem, chỉ 1 hoặc 2 lần một tuần.
  • Tắt tivi và các thiết bị khác trong bữa ăn. Thưởng thức bữa ăn và nói chuyện với các thành viên trong gia đình.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 6 cách đơn giản phòng chống bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên
  • Bí quyết tập thể dục cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper