Bệnh tiểu đường

Hội chứng chuyển hóa thức ăn ở người bị bệnh tiểu đường

Hội chứng chuyển hóa thức ăn ở người bị bệnh tiểu đường

Nếu bạn đang bị tiểu đường tuýp 1 thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn của mình. Bạn cần đảm bảo phối hợp giữa lượng thực phẩm ăn thường ngày với lượng insulin cũng như các hoạt động của mình.

Nếu bạn đang bị tiểu đường tuýp 1 thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn của mình. Bạn cần đảm bảo phối hợp giữa lượng thực phẩm ăn thường ngày với lượng insulin cũng như các hoạt động của mình.

Những người mắc tiểu đường tuýp 2 có thể thực hiện theo chế độ dinh ăn kiêng DASH để tăng khả năng kiểm soát đường huyết. Ăn càng nhiều chất xơ thì đường huyết sẽ ở mức càng thấp. Một số chất khoáng quan trọng trong thực phẩm DASH có thể cải thiện độ nhạy với insulin, đồng thời, giúp giảm uống thuốc hoặc bổ sung insulin hoặc làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh. Mọi thực phẩm DASH đều mang đến lợi ích cho những người mắc tiểu đường.

Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, sữa ít béo hoặc không béo và thậm chí cả các loại hạt đều mang đến lợi ích riêng biệt trong việc cải thiện sức khỏe đối với những người bị tiểu đường. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng các loại hạt giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết đối với người bị tiểu đường. Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh có thể làm chậm lại khả năng hấp thụ đường, tránh tạo ra biến động lớn đối với đường huyết. Trái cây và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa – những chất có tác dụng làm giảm biến chứng từ bệnh tiểu đường. Chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo, thịt nạc hoặc thịt gia cầm sẽ làm giảm nguy cơ có hàm lượng cholesterol cao. Lợi ích này khá quan trọng bởi vì người bị tiểu đường thường đối mặt với nguy cơ bị thêm bệnh tim cao. Giảm cân và tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc đẩy lùi bệnh khi tình trạng còn nhẹ.

Hội chứng chuyển hóa

Việc cùng một lúc bị cả cao huyết áp, nồng độ triglyceride cao hoặc đường huyết cao khiến cho việc đưa ra lời khuyên dinh dưỡng khá khó khăn. Những người bị kháng insulin có thể khiến các triệu chứng của mình tệ hơn nếu dùng tinh bột đã tinh chế kỹ, chế độ ít béo.

Kháng insulin là tình trạng cơ thể không phản ứng tốt với lượng insulin cơ thể tạo ra. Đường huyết bị giữ ở mức cao hơn bình thường sau một bữa ăn. Để cân bằng lại, cơ thể sẽ bơm thêm một lượng insulin với mục đích làm giảm đường huyết. Lượng insulin thêm này khiến cơ thể sản xuất ra nhiều cholesterol, và phình các tế bào chất béo (đặc biệt trong vùng bụng). Thay vì dự trữ đường trong cơ bắp để tạo năng lượng nhanh chóng, chúng ta lại dự trữ đường trong các tế bào chất béo và tự đó sẽ nó được chuyển thành chất béo. Gan chúng ta phải cố dọn sạch lượng đường huyết này bằng cách chuyển nó thành triglyceride (nhiều chất béo hơn). Cơ thể sẽ “đóng” lượng triglyceride này thành “phương tiện” để rút lượng cholesterol từ HDL (cholesterol tốt). Nó sẽ làm HDL co lại và giảm khả năng rửa sạch cholesterol trong động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Kháng insulin có thể tiến triển đến tình trạng “tiền tiểu đường” khi lượng đường huyết lúc đói là khoảng 100 đến 125. Những người bị hội chứng chuyển hóa thường xuyên có đường huyết ở mức 85 trở lên.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hệ thống phân loại mới để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
  • 15 bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường mùa tiệc tùng

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper