Bệnh tiểu đường

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?
Photo by andrew welch on Unsplash

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ngọt, có loại lại rất chua. Vậy nếu bạn chẳng may mắc đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Để biết câu trả lời của câu hỏi này, bạn hãy đọc ngay bài viết của Hello Bacsi nhé.

Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ngọt, có loại lại rất chua. Vậy nếu bạn chẳng may mắc đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Để biết câu trả lời của câu hỏi này, bạn hãy đọc ngay bài viết của Hello Bacsi nhé.

Các loại trái cây đều chứa các loại đường chuyển hóa nhanh như fructose nên đều có tác động lên đường huyết. Nhưng trái cây là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày. Điều quan trọng là người bị đái tháo đường cần nhận diện ra loại trái cây nào có thể ăn bình thường, loại nào nên ăn hạn chế.

Lưu ý khi người bị đái tháo đường ăn trái cây

Không phải tất cả các loại trái cây đều nhiều đường như nhau. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chuối, xoài, thơm, sầu riêng, nhãn… ngọt hơn các loại trái khác như dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử, việt quất. Các loại trái cây ngọt này chứa nhiều đường nên sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn nhiều hơn loại còn lại. Do đó, nếu bạn thèm ăn các loại trái cây có vị ngọt, hãy ăn ít hơn thông thường, ăn sau bữa chính và chỉ ăn ít hơn 1 lần mỗi tuần… Nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo…

Bạn ăn trái cây tươi tốt hơn trái cây sấy khô, ăn trái cây nguyên miếng tốt hơn dùng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố. Trong nước ép hoặc sinh tố, nhiều chất xơ bị loại bỏ nên lượng đường sẽ cao hơn, mau hấp thu vào máu hơn.

Một ngày ăn lượng trái cây bao nhiêu là vừa?

Một ngày bạn có thể ăn một phần trái cây tương đương 15g đường. Tùy mức độ ngọt của loại trái cây mà một phần có khối lượng khác nhau. Ví dụ, chuối ngọt hơn dâu tây nên một phần chuối sẽ ít hơn một phần dâu tây.

Nếu hôm nào lỡ ăn trái cây nhiều một chút thì bạn hãy bớt đi phần tinh bột từ cơm, bún, phở… trong các bữa ăn, sao cho tổng lượng chất bột đường nạp vào trong ngày cân bằng và phân bố đều các bữa ăn.

Một phần trái cây chứa 15g đường bao gồm: 2 quả mận, 2 quả kiwi, 6 quả vải, 7 quả dâu tây, 14 quả cherry nhỏ, 1 quả táo/lê/cam/quýt/chuối/bơ, 1 lát (dày 5cm) đu đủ/bưởi/xoài/dứa.

Sau đây là các loại trái cây ít đường nhất mà bạn có thể dùng chung trong các bữa ăn chính như là một món salad.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?
  • Cách làm nước ép trái cây cho bữa sáng ngon miệng hơn
  • 7 loại nước trái cây tốt cho mẹ bầu không thể không thử

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper