Bệnh tiểu đường

Chăm sóc da khi bị bệnh tiểu đường
Photo by CDC on Unsplash

Chăm sóc da khi bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Một trong những biến chứng khó chịu của tiểu đường chính là da bị khô. Vì da của bạn mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tự liền lại, bạn có thể dễ dàng bị thương hơn, có nhiều khả năng nhiễm trùng hơn, và thời gian hồi phục lâu hơn. Tuân theo những lời khuyên sau để chăm sóc và giữ làn da khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Một trong những biến chứng khó chịu của tiểu đường chính là da bị khô. Vì da của bạn mất chức năng giữ ẩm và giảm khả năng tự liền lại, bạn có thể dễ dàng bị thương hơn, có nhiều khả năng nhiễm trùng hơn, và thời gian hồi phục lâu hơn. Tuân theo những lời khuyên sau để chăm sóc và giữ làn da khỏe mạnh.

Bảo vệ chính mình

Để che chở làn da bạn khỏi thời tiết lạnh hoặc gió, hãy che phủ tai và mặt lại, bao gồm cả mũi và đội một cái mũ mỗi khi ra ngoài. Ngoài ra, hãy mang găng tay ấm và giày hoặc giày bốt.

Bạn cũng nên làm theo những hướng dẫn sau:

  • Sử dụng son dưỡng môi để ngăn ngừa môi bị nứt nẻ.
  • Để ngăn ngừa da bị khô khi nhiệt độ hạ xuống, sử dụng máy tạo ẩm để tăng thêm độ ẩm cho không khí nóng bên trong.
  • Khi bạn tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen, sử dụng nước ấm (không nóng) và xà phòng nhẹ, dưỡng ẩm.
  • Không tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen lâu.
  • Vỗ nhẹ cho da ráo – không chà xát da.
  • Sau khi giặt rửa và lau khô, sử dụng thuốc dưỡng nhẹ để ngừa khô da.
  • Tránh làm trầy xước da khô. Bôi kem dưỡng ẩm thay vào đó.
  • Để bình thuốc dưỡng gần bồn rửa để bạn có thể dùng nó sau khi rửa tay.
  • Giới hạn các sản phẩm dùng cho da để giảm thấp khả năng có phản ứng lại.
  • Nếu bạn dễ bị mụn trứng cá, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu trước khi chọn kem dưỡng ẩm da mặt. Một số loại có thể gây ra mụn trứng cá hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.
  • Sử dụng những sản phẩm dán nhãn “không bít lỗ chân lông sinh ra mụn” hoặc “không gây mụn”.

Bạn cần chuẩn bị gì?

Chuẩn bị một bộ sơ cứu

Để bộ sơ cứu ở gần để chăm sóc cho bàn tay và bàn chân của bạn. Nó nên bao gồm:

  • Thuốc mỡ kháng khuẩn
  • Miếng gạc
  • Băng ít gây dị ứng da hoặc băng giấy
  • Khăn lau được làm sạch đóng gói sẵn (phòng khi nước và xà phòng không sẵn có)

Các bước sơ cứu và chăm sóc vết thương ngoài da cho người bị tiểu đường

Cách chữa phồng rộp tại nhà

  • Đừng cố gắng làm vỡ hoặc nổ vết phồng da. Lớp phồng bao phủ bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch khu vực da phồng với xà phòng nhẹ và nước ấm.
  • Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn vào chỗ da bị phồng, rộp.
  • Che phủ vết phồng với băng vải hoặc băng gạc. Cố định nó bằng băng ít gây dị ứng hoặc băng giấy.
  • Thay băng ít nhất 1 lần 1 ngày.
  • Nếu chỗ phồng da là trên bàn chân bạn và do mang giày gây ra, hãy mang một đôi khác phù hợp đến khi vết phồng da hồi phục.

Cách chăm sóc vết rách da nhỏ

  • Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị cắt với xà phòng nhẹ và nước ấm.
  • Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn.
  • Che phủ vết cắt bằng băng vải hoặc băng gạc. Cố định nó với băng ít gây dị ứng hoặc băng giấy.
  • Thay băng ít nhất 1 lần 1 ngày.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
  • Chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày
  • Các bí quyết để quan hệ tình dục tốt hơn khi bị tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper