Bệnh tiểu đường

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai
Photo by Towfiqu barbhuiya on Unsplash

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai

Uớc tính cho thấy có 2-5 phụ nữ trong số 100 phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đến phụ nữ trong suốt giai đoạn đó.

Uớc tính cho thấy có 2-5 phụ nữ trong số 100 phụ nữ mang thai bị tiểu đường. Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đến phụ nữ trong suốt giai đoạn đó. 

Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu triệu chứng nào.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Thông thường, bệnh này sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác khát nước;
  • Khô miệng;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Mệt mỏi;
  • Nhiễm trùng tái phát, chẳng hạn như nấm;
  • Mờ mắt.

Đâu là yếu tố nguy cơ của tiểu đường khi mang thai?

Bạn rất có thể đã mắc bệnh nếu:

  • Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của bạn lớn hơn 25;
  • Em bé bạn sinh trước đó nặng bằng hoặc lớn hơn 4.5kg;
  • Bạn đã mắc tiểu đường trong lần mang thai trước;
  • Bệnh sử gia đình có người bị tiểu đường.

Các biến chứng có thể xảy ra

Đối với một số phụ nữ đang mang thai, bệnh tiểu đường thường có thể được điều tiết bằng những thay đổi trong thói quen ăn uống và hoạt động thể chất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể bạn phải cần đến thuốc men, kể cả tiêm insulin. Bệnh có thể gây biến chứng cho cả bạn và em bé. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu được kiểm soát hiệu quả trong suốt thai kỳ, nguy cơ bạn mắc các biến chứng sẽ giảm.

Dưới đây là một số biến chứng có thể có của bệnh:

  • Tiền sản giật – tình trạng gây ra huyết áp cao ở phụ nữ mang thai;
  • Nhau bong non;
  • Bạn cần kích thích để chuyển dạ, khi thuốc được sử dụng để bắt đầu chuyển dạ nhân tạo;
  • Bạn sinh non – em bé được sinh ra trước tuần 37 của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn cho em bé của bạn, chẳng hạn như hội chứng suy hô hấp hoặc vàng da;
  • Macrosomia, sự tăng trưởng trọng lượng của bé bất thường;
  • Chấn thương trong lúc sinh, cho bản thân bạn và em bé;
  • Hạ đường huyết sơ sinh – mức độ glucose trong máu thấp ở trẻ sơ sinh, có thể gây kém ăn, da nhuốm mày xanh và khiến trẻ khó chịu;
  • Chết chu sinh – em bé bị chết trong khoảng thời gian sinh nở.
  • Nếu đã bị bệnh tiểu đường khi mang thai, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh lại trong lần có thai kế tiếp.

Kiểm soát lượng đường máu trong suốt giai đoạn mang thai cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của bạn và em bé. Bạn cần phải thông báo cho bác sĩ sản khoa của mình nếu dự định có thai trong tương lai. Họ có thể giúp bạn điều tiết lượng đường trong máu từ giai đoạn đầu của thai kỳ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mách mẹ bầu cách hạn chế bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén
  • Người thân mắc bệnh tiểu đường, bạn nên làm gì?
  • Những điều mẹ bầu cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper