Bệnh tiểu đường

Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Photo by Dan Gold on Unsplash

Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng rằng liệu đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu không được kiểm soát, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai đầy đủ để có thể tầm soát và đề phòng biến chứng có thể xảy ra.

Nhiều mẹ bầu thường lo lắng rằng liệu đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Nếu không được kiểm soát, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai đầy đủ để có thể tầm soát và đề phòng biến chứng có thể xảy ra.

Đái tháo đường xuất hiện ở tuần thai 24 – 28 nên được gọi là đái tháo đường thai kỳ. Khác với đái tháo đường típ 2, đái tháo đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai do những thay đổi trong cơ thể người mẹ. Nếu bệnh đái tháo đường không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng bất lợi cho mẹ và bé. Bệnh có tỷ lệ cao với khoảng 13% tổng số thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ.

Biến chứng khi bị đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Đường huyết tăng cao làm gia tăng nguy cơ cho mẹ:

  • Tiền sản giật – sản giật (tăng huyết áp sau tuần 20 của thai kỳ kèm tiểu đạm)
  • Nguy cơ thai to gây sang chấn đường sinh dục khi sinh (tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang)
  • Băng huyết sau sinh
  • Thuyên tắc ối
  • Nguy cơ bệnh đái tháo đường típ 2 sau sinh.

Ngoài ra, đái tháo đường thai kỳ còn gây ra biến chứng cho em bé như:

  • Suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết sau sinh
  • Vàng da sơ sinh
  • Tử vong chu sinh
  • Con to, sang chấn khi sinh (gãy xương đòn, kẹt vai…)
  • Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành (típ 1).

Chính vì lo ngại những tai biến sản khoa liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, các hướng dẫn điều trị tại nhiều quốc gia khuyến cáo tầm soát đái tháo đường cho tất cả thai phụ ở tuần 24 – 28.

Người có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Những phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ là những người thừa cân, béo phì, có người thân bị đái tháo đường típ 2, chủng tộc nguy cơ cao (người gốc Phi, người Mỹ bản địa, Latinh, châu Á), ít vận động, từng sinh con to trên 4kg, tăng huyết áp hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang… Vậy nếu nằm trong nhóm có nguy cơ này, bạn cần tiến hành tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong quá trình mang thai.

Tầm soát đái tháo đường típ 2 khi nào?

Cần tầm soát đái tháo đường típ 2 ngay trước khi có thai hoặc trong lần khám thai đầu tiên. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn làm nghiệm pháp dung nạp đường (uống 75g đường glucose và xét nghiệm kiểm tra đường máu 2 giờ sau đó) hoặc đo nồng độ HbA1C (phản ánh đường huyết trung bình của 3 tháng gần nhất).

Nếu kết quả tầm soát đái tháo đường típ 2 bình thường thì cần theo dõi và tầm soát tiếp tục đái tháo đường thai kỳ ở tuần mang thai 24 – 28.

Phòng ngừa các biến chứng

  • Chìa khóa để phòng ngừa các biến chứng ở mẹ và bé do đường huyết tăng cao ở mẹ là nhận diện sớm bệnh và điều trị ổn định đường huyết tích cực trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu của tăng đường huyết có triệu chứng không rõ ràng (tăng khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân). Do đó, xét nghiệm tầm soát là phương pháp duy nhất có thể chẩn đoán sớm bệnh.
  • Khám thai định kỳ đầy đủ và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý là một trong những biện pháp phòng tránh đái tháo đường thai kỳ cùng nhiều bệnh lý khác trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Một điều quan trọng cần nhớ là những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra đường huyết sau sinh 6 – 12 tuần để chắc chắn đường huyết trở về bình thường. Đái tháo đường thai kỳ là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường típ 2. Do đó, những phụ nữ này cần được theo dõi và tầm soát đái tháo đường típ 2 định kỳ theo các hướng dẫn sức khỏe.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu. Hy vọng rằng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để đề phòng bệnh và giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Về vấn đề dinh dưỡng, ngoài sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên sử dụng thêm sữa tiểu đường Glucerna để kiểm soát bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
  • Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ
  • Đái tháo đường thai kỳ, những điều mẹ bầu cần lưu ý

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper