Bệnh tiểu đường

11 sự thật về đái tháo đường thai kỳ mẹ không nên nghe theo

11 sự thật về đái tháo đường thai kỳ mẹ không nên nghe theo

Không gì làm người mẹ hạnh phúc bằng việc sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ có thể xuất hiện những biến cố làm người mẹ lo lắng đến đứng tim và đái tháo đường thai kỳ là một trong những điều đó. Những hiểu biết sai về đái tháo đường thai kỳ truyền từ người này qua người khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Vì thế, bạn cần tìm hiểu những sự thật về đái tháo đường thai kỳ để không quá lo lắng về bệnh.

Không gì làm người mẹ hạnh phúc bằng việc sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ có thể xuất hiện những biến cố làm người mẹ lo lắng đến đứng tim và đái tháo đường thai kỳ là một trong những điều đó. Những hiểu biết sai về đái tháo đường thai kỳ truyền từ người này qua người khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh. Vì thế, bạn cần tìm hiểu những sự thật về đái tháo đường thai kỳ để không quá lo lắng về bệnh.

Theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ rất quan trọng. Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói đến đái tháo đường thai kỳ thì căn bệnh này vẫn đang hiện diện ở khắp nơi và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bé. Điều may mắn là bệnh có thể kiểm soát tốt khi bạn tuân thủ điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn, tập luyện vận động và dùng thuốc. Dù có bất cứ điều gì xảy ra, bạn hãy yên tâm rằng mình không cô đơn, đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất nhiều phụ nữ mang thai và họ luôn được giúp đỡ kịp thời cho đến khi mẹ tròn con vuông. Sau đây là những hiểu lầm thường gặp về bệnh đái tháo đường thai kỳ.

1. Sự thật về đái tháo đường thai kỳ là một bệnh hiếm gặp?

Nhiều thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ hơn bạn nghĩ. Tùy từng nghiên cứu mà đái tháo đường thai kỳ có tỷ lệ lên đến hơn 13% số phụ nữ mang thai. Mặc dù con số có thể làm bạn lo lắng nhưng thực tế đa số thai phụ mắc bệnh đều có thai kỳ an toàn khi được điều trị hợp lý.

2. Bạn có thể kiểm soát bệnh hoàn toàn chỉ bằng cách tập luyện và ăn kiêng

Tập luyện và vận động thể lực là hai phần quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, chương trình tập luyện và chế độ dinh dưỡng cần được hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị bổ sung insulin để kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu điều trị. Do đó, hãy tham vấn bác sĩ về vấn đề điều trị khi được chẩn đoán bệnh.

3. Bạn phải chờ để được tầm soát bệnh

Đa phần phụ nữ mang thai được tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 – 28. Tuy nhiên, nếu quá lo lắng hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ như thừa cân, trong gia đình có người thân bị đái tháo đường thì bạn có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn.

4. Bị đái tháo đường thai kỳ có nghĩa là bạn không khỏe mạnh

Khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ không có nghĩa là bạn mắc một bệnh rất nặng. Chỉ một số người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường về sau bao gồm người lớn tuổi, béo phì, bệnh sử gia đình và một số chủng tộc đặc biệt. Trong đó, béo phì là một yếu tố nguy cơ có thể cải thiện được.

5. Đái tháo đường thai kỳ sẽ hết sau sinh

Tin tốt là hầu hết đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh. Tuy nhiên, nếu từng bị đái tháo đường thai kỳ và có một số yếu tố nguy cơ khác của đái tháo đường típ 2, bạn cần được tầm soát bệnh định kỳ và tham vấn ý kiến bác sĩ để làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

6. Bệnh sẽ có triệu chứng rõ ràng

Bạn hãy quên chuyện này đi vì đa phần đái tháo đường thai kỳ không có triệu chứng. Một khi có triệu chứng xảy ra thì bệnh đã diễn biến xấu. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm khát nước nhiều, tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân.

7. Đây là một bệnh đáng sợ

Điều hiển nhiên là người mẹ nào cũng mong muốn có một thai kỳ bình thường. Nhưng nếu không may được chẩn đoán mắc bệnh, bạn đừng lo lắng quá nhiều. Căng thẳng có thể làm tình trạng bệnh tệ hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ về những thắc mắc của bạn có thể giúp ích trong trường hợp này.

8. Em bé sinh ra sẽ rất lớn

Sinh con to là vấn đề thường gặp ở phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ. Nguy cơ này chỉ xuất hiện khi tình trạng đường huyết không được kiểm soát tốt hoặc bệnh không được điều trị kịp thời. Tuân thủ điều trị là cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng sinh con to.

9. Bệnh có thể gây dị tật thai nhi

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, nếu đái tháo đường thai kỳ xuất hiện trong cuối tam cá nguyệt thứ hai, lúc này các cơ quan của em bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh thì bệnh không gây dị tật thai nhi như đái tháo đường xuất hiện vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

10. Chắc chắn sẽ bị đái tháo đường típ 2 sau khi bị đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 sau này. Nếu thay đổi lối sống tích cực bằng cách thường xuyên vận động và ăn uống lành mạnh, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

11. Mắc đái tháo đường thai kỳ là lỗi ở mẹ

Các bà mẹ đều cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Bản thân họ không phải là đối tượng gánh mọi chỉ trích hoặc tội lỗi về một bệnh hoàn toàn có khả năng kiểm soát được. Ngay cả khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, cơ hội sinh ra một em bé khỏe mạnh, hạnh phúc hoàn toàn trong tầm tay.

Bạn thấy đấy, không phải lời đồn thổi nào cũng đúng. Nếu nghi ngờ điều gì đó, hãy tìm hiểu sự thật về đái tháo đường thai kỳ thật cặn kẽ hoặc nhờ bác sĩ tư vấn, chứ đừng tin răm rắp rồi sinh ra lo lắng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con đấy bạn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh đái tháo đường và chế độ ăn uống: 7 loại thức ăn giúp kiểm soát đường huyết
  • Hãy xem quá trình lão hóa là một bệnh để có thể chữa và ngăn ngừa nó
  • Thay đổi cách sống, giảm rủi ro: 7 lời khuyên giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper