Bệnh tiểu đường

10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Photo by Markus Winkler on Unsplash

10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường như thế nào là hợp lý? Ăn quá nhiều đường có dễ dẫn đến bệnh tiểu đường hay không? Khi áp dụng các chế độ ăn kiêng đối với người bị bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các loại thực phẩm yêu thích của mình?

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường như thế nào là hợp lý? Ăn quá nhiều đường có dễ dẫn đến bệnh tiểu đường hay không? Khi áp dụng các chế độ ăn kiêng đối với người bị bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các loại thực phẩm yêu thích của mình?

Trên thực tế, có rất nhiều điều huyễn hoặc về chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường. Có thể những điều đó là không đúng. Dưới đây là 10 lầm tưởng, bạn hãy đọc nhé!

1/Ăn quá nhiều đường dễ dẫn đến bệnh tiểu đường

Sự thật là bạn chỉ mắc bệnh tiểu đường khi có một thứ gì đó phá hủy cơ chế chuyển hóa thức ăn thành năng lượng của cơ thể bạn mà thôi.

2/Có rất nhiều quy tắc trong chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần phải lập ra cho mình một kế hoạch ăn uống cụ thể, tuy nhiên ý tưởng chung của nó khá đơn giản. Bạn chắc chắn sẽ muốn giữ lượng đường trong máu càng gần mức trung bình càng tốt. Hãy chọn những loại thực phẩm phù hợp với hoạt động và các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Vậy bạn có phải điều chỉnh những gì đang ăn không? Chắc chắn rồi. Nhưng cách ăn uống mới của bạn có thể không đòi hỏi nhiều thay đổi như bạn nghĩ.

3/Chất bột đường có hại cho bệnh tiểu đường

Chất bột đường là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh dù bạn có bị tiểu đường hay không.

Chất bột đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, vì vậy bạn cần tìm hiểu xem mỗi ngày mình nên ăn bao nhiêu là đủ. Một số chất bột đường có chứa thành phần vitamin, khoáng chất và chất xơ. Vì vậy, hãy chọn những loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh. Tinh bột hay các loại bột đường ngọt không phải là một sự lựa chọn thông minh.

4/Với người tiểu đường, chất đạm thì tốt hơn chất bột đường

Bởi vì chất bột đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu quá nhanh, bạn sẽ dễ ăn ít lại và thay thế chúng bằng chất đạm. Nhưng hãy cẩn thận khi chọn các loại chất đạm. Nếu nó chứa quá nhiều chất béo bão hòa, thì điều đó cũng sẽ rất nguy hiểm đối với tim mạch đấy. Cũng hãy lưu ý đến kích thước khẩu phần ăn và nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ về lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể nhé.

5/Sử dụng thuốc cho bệnh tiểu đường để có thể ăn bất cứ những gì mình muốn

Nếu bạn sử dụng insulin cho bệnh tiểu đường, bạn có thể học cách điều chỉnh dung lượng và loại insulin đang uống sao cho phù hợp với lượng thức ăn hấp thụ. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn uống nhiều tùy ý và sau đó chỉ cần uống thuốc bổ sung để ổn định lại lượng đường trong máu.

Nếu bạn sử dụng các loại thuốc khác, đừng cố gắng điều chỉnh liều lượng để phù hợp với các mức bột đường khác nhau trong bữa ăn trừ khi được bác sĩ chỉ định. Hầu hết các loại thuốc cho người bị bệnh tiểu đường đều hiệu quả nhất khi bạn uống theo hướng dẫn. Khi có bất kỳ vấn đề khó hiểu nào, hãy hỏi bác sĩ điều trị cho bạn.

6/Bạn sẽ phải từ bỏ những đồ ăn yêu thích của mình

Không có lý do gì để bạn ngừng ăn những gì mình thích. Thay vào đó, hãy thử:

♦ Thay đổi cách nấu ăn. Bạn có thể nướng thay vì chiên.

♦ Thay đổi các loại thức ăn khác đi kèm với món yêu thích đó. Tại sao bạn không thử ăn khoai lang thay vì khoai tây nghiền?

♦ Hạn chế khẩu phần các món ăn yêu thích của mình. Chỉ ăn ăn mỗi ngày một chút.

♦ Khi thực hiện kế hoạch ăn uống, bạn không nên sử dụng thức ăn yêu thích như một phần thưởng. Hãy tự thưởng bằng một thứ gì đó khác thức ăn nhé.

♦ Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra cách để đưa những món yêu thích của mình vào chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường.

7/Bạn phải từ bỏ món tráng miệng nếu bạn bị tiểu đường

Không hẳn như vậy. Có rất nhiều cách để giúp bạn giải quyết vấn đề này:

♦ Thay vì thưởng thức hai muỗng kem thì hãy giảm xuống còn một muỗng thôi nhé.

♦ Sử dụng các loại thức ăn ngọt ít calo. Nhưng phải luôn ghi nhớ, vẫn phải có một ít bột đường trong đó.

♦ Thay vì ăn kem hoặc bánh kẹo, hãy thử qua trái cây và bánh quy yến mạch hoặc sữa chua.

♦ Hãy chỉnh sửa lại công thức nấu ăn một chút, ví dụ, bạn có thể sử dụng ít đường hơn.

8/Chất làm ngọt có lượng calo thấp và không có calo là kiêng kỵ đối với bệnh tiểu đường

Cùng một lượng như nhau nhưng hầu hết các chất tạo ngọt thường ngọt hơn đường, vì vậy bạn nên sử dụng chúng ít lại thôi nhé.

Bạn có thể hỏi chuyên gia dinh dưỡng về việc uống cà phê, nướng hay nấu ăn như thế nào là tốt nhất cho bạn.

9/Bạn cần ăn các bữa ăn đặc biệt dành cho bệnh tiểu đường

Những loại thực phẩm dành cho người mắc bệnh tiểu đường cũng là những sự lựa chọn lành mạnh cho các thành viên còn lại trong gia đình bạn.

Với bệnh tiểu đường, bạn cần phải theo dõi những thứ như lượng calo và các loại bột đường, chất béo và chất đạm mà bạn đang ăn. Một chuyên gia về bệnh tiểu đường hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn cho bạn cách ghi chép hồ sơ bệnh lý đúng.

10/Ăn kiêng chính là sự lựa chọn tốt nhất

Những loại thực phẩm dành cho người ăn kiêng thường mắc hơn thực phẩm thông thường. Bạn có thể mua chúng ở trong các cửa hàng tạp hóa, tiệm thuốc, siêu thị hay tự tay nấu.

Hãy nhớ đọc nhãn ghi thông tin dinh dưỡng để tìm hiểu xem các thành phần và số lượng calo. Khi có thắc mắc cần giải đáp, hãy hỏi bác sĩ, chuyên gia về bệnh tiểu đường hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường tại đây!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 20 lý do khiến đường huyết không ổn định
  • Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!
  • Bật mí mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường
  • 4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2
  • 12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper